Wednesday, December 28, 2016

Kiếp Vô Thường

Thơ: Minh Hồ&Minh Hồ Đào
Phổ nhạc: Nguyễn Hải&Hà Lan Phương
Đệm Keyboard: Nguyễn Hải

Trìnbh bầy: Hà Lan Phương

Thursday, December 8, 2016

Về Nguồn

Đông Quân




Thơ: Lăng Già Tâm
Nhạc: Nguyễn Hải & Hà Lan Phương
Hòa âm: Giác An

Trình bầy: Đông Quân



Tự hỏi

Thơ: Mật Nghiêm (học giả Đặng nguyên Phả)
Nhạc: Nguyễn Hải & Hà Lan Phương
Hòa âm: Quốc Dũng

Trình bầy: Quang Minh


Một trái tim

Thơ: Mật Nghiêm
Nhạc: Nguyễn Hải & Hà Lan Phương
Hòa âm: Quốc Dũng

Trình bầy: Quang Minh

Wednesday, December 7, 2016

Pháp âm bồ tát

Thơ: Tuệ Kiên
Nhạc: Nguyễn Hải & Hà Lan Phương
Hòa âm: Quốc Dũng

Trình bầy: Bảo Yến

Saturday, November 12, 2016

Chùa Xưa

Thơ: Thích Tịnh Đức
Phổ nhạc: Nguyễn Hải & Hà Lan Phương
Hoà âm: Nguyễn Hiền

Trình bầy: Hà Lan Phương

CD Mộng Huyễn

Thơ: Tuệ Kiên
Phổ nhạc: Nguyễn Hải & Hà Lan Phương

Bốn mùa / Hiếu Ngọc


Chiều quê / Vân Khánh

Kiếp luân hồi / Nhất Túy

Mộng Huyễn / Hồng Vân

Nước Mây / Trang Mỹ Dung

Sỏi đá / Hoàng Thơ

Ta là hạt cát / Xuân Chánh

Tạ Ơn / Bích Phượng

Thăm chùa cũ / Đông Đào

Thu Cảm / Vân Khánh

Tỉnh cơn mê / Tuấn Linh

Cách post MP3 (code)

<blockquote class="pullquote" style="background-color: #f9cb9c; clear: both; float: left; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-style: small; margin: 0px 0px 0px 5px; padding: 2px; width: 300px;">
<div style="line-height: 20px; margin-bottom: 1px;">
<span style="color: black;">Elvis Phương
<br />
<audio controls="controls">
<source src="
https://www.dropbox.com/s/q1e76jmw99zbbho/Vao%20Ha%20-%20Elvis%20Phuong%20%5BMP3%20128kbps%5D.mp3?dl=1" type="audio/mpeg"></source>
</audio>
</span></div>
</blockquote>


Thay thế MP3 URL vào phần high light. Thay tên Elvis Phương bằng tên người trình bầy xong publish là xong

Thursday, November 10, 2016

HƯ KHÔNG VÔ NGÃ

Quán thân bất tịnh
Quán tâm vô thường
Quán pháp vô ngã
Trí tuệ bát nhã
Giải thoát chúng sinh
Cứu khổ vô minh
Cứu nhân độ thế
Lòng trần dâu bể
Biển khổ không bờ
Trôi nổi mê mờ
Chấp bám khổ đau
Đi mãi nơi đâu?
Quay về bến giác.
Con đường giải thoát
Thanh, tĩnh, tịch, không
Buông xả trong lòng
Là bờ hạnh phúc.

Phật tử Thanh Bình 
Vườn hoa Phật Giáo

Những hình ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức





Trái tim bất diệt của Bồ Tát Thích Quảng Đức (Lời dặn dò ngày 10 tháng 06 năm 1963 của HT Thích Quảng Đức)


Ai sống trong thời 1963 và được chứng kiến cảnh tượng bi tráng độc nhất vô nhị này, đều biết khi Bồ Tát Thích Quang Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ( nay là ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám) toàn thân ngài không tỏ vẻ đau đớn gì mà ngài vẫn điềm nhiên trong tư thế ngồi Thiền,  sau khi thân xác ngài đã cháy rụi hết,  duy chỉ còn quả tim là không cháy,  người ta lấy quả tim đó đem vô lò thiêu lại,  dưới sức nóng ..4000 độ (!), cái lò thiêu muốn nứt nẻ ra, vậy mà trái tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức vẫn còn ..trơ trơ ra đó(!).
Giới báo chí trong nước và nước ngoài có mặt lúc đó thi nhau chụp hình.  Sự kiện này làm chấn động đất Sài Gòn một thời nói riêng và toàn Thế Gíơi nói chung, điều này làm cho mọi người càng thêm tin tưởng vào sự nhiệm màu của Phật Pháp không phải là hư danh
Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức đi tu từ thuở nhỏ ở miền Trung. Ngài sống cuộc đời giản dị và hoằng pháp độ sanh bằng phương cách xây dựng nhiều chùa. Trong cuộc đời Ngài đã xây cất tất cả 31 ngôi chùa, gồm 14 chùa ở miền Trung và 17 chùa ở miền Nam.
Trong cuộc tranh đấu Phật Giáo chống chánh sách Kỳ thị Tôn Giáo và gia đình trị của chế độ Ngô-Ðình-Diệm vào mùa Phật Ðản 1963, là thời kỳ sôi nổi nhứt, Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức về ngụ tại chùa Ấn-Quang để tiện bề tham gia cuộc tranh đấu.
Ngày 30-5-63, Hòa-Thượng tham gia cuộc biểu tình tại công trường Lam Sơn trước Quốc Hội, tới 5 giờ chiều về chùa Xá-Lợi dự cuộc tuyệt thực. Dịp nầy Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức trình lên Ủy-Ban Liên-Phái Bảo Vệ Phật-Giáo một bức Tâm thư xin tình nguyện tự thiêu. Thư đề ngày 27-5-63. Ủy-Ban Liên-Phái không chấp nhận sự tự thiêu.
Nhưng đến ngày 10-6-63, tình hình không được sáng sủa, chẳng những vậy mà Phật giáo tại Huế đang bị lâm nguy. Lúc nầy Hòa-Thượng đang tụng Kinh Pháp-Hoa tại chùa Ấn-Quang. Vào 8 giờ tối 10-6-63, Thương-tọa Thích-Tâm-Châu và Thiện-Hoa đang họp ở chùa Xá-Lợi. Quí vị cho mời Ðại Ðức Thích-Ðức-Nghiệp tới chùa để nhờ Ðại Ðức chuyển lời hỏi Hòa-Thượng Quảng-Ðức về tâm nguyện tự thiêu nếu Hòa-Thượng không thay đổi thì tổ-chức ngay cuộc tự thiêu vào ngày hôm sau.
Hòa-Thượng Quảng-Ðức trả lời Ðại Ðức Ðức-Nghiệp rằng Ngài vẫn quyết tâm hy-sinh cho đạo pháp, tự thiêu để cúng dường Tam Bảo. Trả lời Ðại Ðức Ðức-Nghiệp xong, Hòa-Thượng bình thản như không có chuyện gì, lúc ấy là 7 giờ 30 đêm 10-6-1963, Ngài lên chánh điện Chùa Ấn-Quang chủ lễ khóa Tịnh-Ðộ thường ngày. Buổi lễ cuối cùng ấy có Ðại Ðức Huệ-Thới đi chuông, Ðại Ðức Ðức-Niệm đi mỏ.
Ðại chúng hiện diện đều không ai biết một biến-cố quan trọng sắp xảy ra. Sau khi Phật tử về hết, tại giữa chánh điện, Hòa-Thượng Quảng-Ðức mới tâm sự với hai Ðại Ðức rằng:
- Vì đạo pháp tôi xin hiến thân giả huyễn nầy để cho Pháp Nạn được giải thoát. Ngày mai nầy tôi sẽ từ giã cõi đời, hẹn gặp hai Thầy ở cảnh giới Cực Lạc của Ðức Phật A-Di-Ðà. Sau khi tôi tự thiêu để hiến dâng cho Phật Pháp, xin các Thầy lưu ý, vì tôi không thể trực tiếp nói điều này với các Ngài lãnh đạo:
Một là, sau khi thân tôi thiêu thành tro bụi sẽ còn lưu lại một vật gì đó cho đời, thì đó là kết quả tốt đẹp về lời Phát nguyện của tôi hiến dâng thân này cho Ðạo Pháp và đó cũng là thành quả đời tu hành của tôi.
Hai là, khi tôi thiêu, nếu tôi chết trong tư thế nằm ngửa thì nguyện vọng Phật-Giáo sẽ thành công, các Thầy cứ tiếp tục tranh-đấu. Ngược lại nếu tôi chết nằm sấp thì quý Thầy nên tìm cách đi ra các nước Miên, Lào, Thái, v.v… để mà tu, nguyện vọng tranh đấu của Phật-Giáo sẽ không thành.
Ba là, ngày di quan tài của tôi, nếu các Thầy có cảm thấy triệu-chứng gì lạ lạ, có thể là ngủ mộng thấy, có thể là cảm giác hay triệu chứng gì thì nên đình chỉ ngay, dời việc di quan qua ngày khác.
Nghĩ lại ba điều Hòa-Thượng Quảng-Ðức nói đêm trước ngày tự thiêu đều hiển ứng:
1. Thân thể Ngài thiêu thành tro, mà quả tim của Ngài vẫn còn đỏ hồng như trái xoài chín dưới sức nóng 4.000 độ; nóng đến nỗi lò thiêu An-Dưỡng-Ðịa đã phải nứt nẻ.
2. Khi ngọn lửa thiêu thân vừa lặn tắt, ba lần cuối đầu xá về hướng Tây, liền ngay khi đó, Ngài bật ngửa nằm im trên mặt đất giữa ngã tư đường Phan-Ðình-Phùng và Lê-Văn-Duyệt trong tiếng niệm Phật vang dội của hàng trăm chư Tăng Ni đang ngồi vây quanh chấp tay thành kính. Tư thế viên-tịch đúng như Ngài huyền ký lại, làm cho Tăng tín đồ tin tưởng vào sự thành công nguyện vọng bình đẳng tôn giáo mà quyết tâm dấn thân hơn. Chung cuộc chánh nghĩa đã thắng.
3. Ai sống trong thời 1963, nếu có lưu tâm đến thời cuộc đều nhớ ngày di quan của Hòa-Thượng Quảng-Ðức ra An-Dưỡng-Ðịa để thiêu. Theo chương trình là 10 giờ sáng. Dân chúng ở hai bên đường Phan-Thanh-Giản và đường Minh-Mạng lập hương án để tiễn đưa Ngài; nhưng mọi người đợi mãi đến hơn 12 giờ trưa mà vẫn chẳng thấy đâu. Sau đó mới nhận được thông báo của Ủy-Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật-Giáo cho biết dời ngày di-quan. Dân chúng lúc bấy giờ vô cùng bàng-hoàng kinh ngạc. Khoảng 2 giờ chiều hôm ấy, người ta thấy năm bảy người mặc sắc phục đen lặng lẽ từ dưới bờ ruộng bước lên gở những quả mìn đã được chôn từ lúc nào trên quãng đường đất dẫn đến lò thiêu của An-Dưỡng-Ðịa.
Sau 3 lần cúi sấp, nhục thân của Bồ-Tát Thích-Quảng-Ðức đã bật ngửa ra sau đem đến niềm tin thắng lợi cho cuộc tranh đấu vì đạo pháp của toàn thể Tăng tín đồ Phật-Giáo.


Nói về Hòa-Thượng Quảng-Ðức, người sống rất giản-dị thật bình dân. Lúc nào tay cũng lần chuỗi, niệm Phật với gương mặt thản nhiên và miệng luôn luôn như mỉm cười. Những ngày Ngài ở chùa Ấn-Quang để chờ cấp lãnh-đạo Phật-Giáo chấp thuận tâm nguyện tự thiêu, Ngài ăn cơm với Tăng chúng, chứ không ngồi ăn cùng bàn với Ban Giám-đốc Phật-Học Ðường Nam-Việt Chùa Ấn-Quang, hay các vị lãnh đạo Phật-Giáo.
Nói như thế để chúng ta thấy rằng, người mang tâm nguyện Bồ-Tát vào đời hành đạo bao giờ cũng thể hiện đời sống bình dị, pháp tu đơn giản của Phật dạy. Pháp tu đơn giản mà chúng tôi muốn nói ở đây chính là Pháp môn niệm Phật. Có lẽ vì quá đơn giản mà người đời xem thường, từ tâm lý xem thường đưa đến khó tin vào năng lực của Pháp môn niệm Phật, như Kinh A-Di-Ðà Phật nói: “Nan tín chi pháp” . Có nghĩa là Pháp môn niệm Phật vãng sanh Cực Lạc thật là đơn giản mà hiệu năng thì vô cùng. Vì vậy mà người đời khó tin!
Tưởng cũng nên nhắc lại, đến đêm 20-8-63, Ngô-Ðình-Diệm lại phản bội những gì đã ký kết với Phật-Giáo, rồi cho lịnh tấn-công vào các chùa, bắt giam tất cả Tăng Ni toàn quốc, kể cả các vị lãnh đạo Ủy Ban Liên Phái Bảo vệ Phật Giáo Việt-Nam tại Chùa Xá-Lợi.
Trong đêm đó cảnh-sát của Diệm Nhu dự định đoạt lấy Trái Tim Xá-Lợi, nhưng một Thiếu Tá cảnh-sát đã nhanh tay cất giấu Trái Tim Xá-Lợi ấy, toán Cảnh Sát quýnh quáng tìm kiếm mà không ra. Sau khi tình hình yên ổn vị Thiếu Tá ấy - là một Phật tử – đem hoàn lại vật thiêng cho quý vị lãnh đạo Phật-Giáo tại chùa Xá-Lợi. Sau nầy khi Cộng Sản chiếm Sàigòn, họ đã cưỡng đoạt chiếm lấy Trái Tim Xá-Lợi Bất Diệt của Bồ-Tát Thích-Quảng-Ðức để làm quốc bảo.



Vẫn Biết

Nhạc và Lời: Hoàng Lan
Phối âm: Đinh Tuấn

Trình bầy: Tấn Ngọc

LỜI PHẬT DẠY VỀ CUỘC SỐNG (RẤT HAY)

Trích đăng từ youtube "Không rõ tác giả" vì không thấy đăng.

Pháp Âm Bồ Tát

Thơ: Cư Sĩ Tuệ Kiên
Phổ nhạc: Nguyễn Hải & Hà Lan Phương
Phối âm: Quốc Dũng

Trình bầy: Bảo Yến